Cần tới 4 tỷ USD đầu tư cho máy móc thiết bị dệt may


Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, với nhiều cơ hội thị trường mở ra cho ngành dệt may, theo tính toán, ngành này sẽ cần tới 4 tỷ USD để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị để phục vụ cho các dự án đầu tư sản xuất vải, dệt nhuộm...

Anysew.vn_Cần tới 4 tỷ USD đầu tư cho máy móc thiết bị dệt may

Khoản vốn 4 tỷ USD sẽ dùng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất các loại nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Theo đó, khoản vốn lớn gần 4 tỷ USD sẽ dùng để đầu tư mua sắm  máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các loại nguyên liệu trong  tổng vốn đầu tư ước tính lên tới 6,5 - 6,7 tỷ USD để sản xuất ra 6,5 tỷ mét vải, phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu,  đáp ứng đòi hỏi cao từ các thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn như Mỹ, Nhật Bản, Mexico, Newzealand, Peru, Singapore, Canada, Chile….

Quan trọng hơn, nếu đầu tư sẽ giúp ngành dệt may hưởng lợi từ việc giảm thuế khi TPP có hiệu lực, không còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Hiện nay, để có được kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD, ngành dệt may đang phải chi lượng ngoại tệ rất lớn để nhập khẩu vải. Riêng năm 2014, chi nhập khẩu vải đã lên tới 9,5 tỷ USD, trong đó nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc...đều là những thị trường mà nếu TPP có hiệu lực, các DN tiếp tục nhập khẩu sẽ không được hưởng ưu đãi thuế bằng 0%, do không đáp ứng được Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (Agtek) cho biết, với quy mô xuất khẩu lên tới gần 30 tỷ USD, ngành dệt may với hơn 6.000 doanh nghiệp, chưa kể một lượng doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất…sẽ kéo theo nhu cầu cấp thiết về mua máy móc, công nghệ mới.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn FDI đã đầu tư lớn cho máy móc, thiết bị, giúp nâng cao được năng suất lao động, giảm thiểu được tối đa sản phẩm lỗi.

Việc sở hữu các dây chuyền, thiết bị hiện đại từ máy may, máy dệt, máy cắt vải tự động, máy kéo sợi, chế biến sợi và phụ kiện, hóa chất và thuốc nhuộm, thiết bị thêu, dệt kim, thiết bị kiểm tra và điều khiển, máy cuộn dây, màn hình dệt, máy móc in ấn trên chất liệu vải….sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy năng suất lao động lên cao, giảm thiểu được chi phí tiền lương do giảm được số lượng lao động trực tiếp sản xuất…

                                                                                         Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)