Xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 28,355 tỷ USD


Tập đoàn dệt may Việt Nam dự báo, năm 2015 triển vọng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống của ngành dệt may rất “sáng”. Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành năm 2015 dự kiến đạt 28,355 tỷ USD.

Anysew.vn_ Xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 28,355 tỷ USD


Theo ông Đặng Vũ Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), năm 2014, ngành dệt may Việt Nam đã xuất
khẩu đạt giá trị 24,46 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2013. Các thị trường trọng điểm của ngành đều có sức tăng trưởng tốt.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam khi đạt kim ngạch 9,778 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013. Các chủng loại hàng như: Cat 693 (áo kiểu phụ nữ, dệt kim, chất liệu xơ nhân tạo); Cat 348 (quần âu phụ nữ/bé gái, chất liệu bông); Cat 635 (áo khoác phụ nữ/bé gái, chất liệu xơ sợi nhân tạo… là những mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường này với tốc độ tăng trưởng lần lượt 9,43%, 4,73% và 19,1%. Năm 2014, thị phần của dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ chiếm 9,31%, tăng khá so với mức 8,28% năm 2013.

Thị phần tại thị trường EU cũng tăng 1,26% so với năm 2013. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2013. Áo jacket, quần nam nữ, áo suit nam, nữ… là những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Năm 2014, các doanh nghiệp ngành dệt may cũng đã xuất khẩu 2,7 tỷ USD sang thị trường Nhật Bản, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Hàn Quốc là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất của dệt may Việt Nam khi tăng tới 27% và đạt 2,4 tỷ USD giá trị.

Thực tế, sức tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành dệt may đã có nền tảng từ năm 2013 và được tiếp tục duy trì trong năm 2014. Năm 2015, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đưa ra dự báo, tình hình xuất khẩu của ngành tại các thị trường này vẫn tương đối thuận lợi. Theo đó, năm 2015, ngành dệt may Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Mỹ khoảng 11,014 tỷ USD; EU 4 tỷ USD; Nhật Bản 2,916 tỷ USD và thị trường Hàn Quốc 3,026 tỷ USD.

Nhận định về thị trường của ngành dệt may Việt Nam năm 2015, ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: Năm 2015 là thời điểm rất quan trọng của ngành dệt may Việt Nam khi một số hiệp định thương mại có thể sẽ về đích, cơ hội cho dệt may Việt Nam rất rộng mở. “Thời cơ chỉ đến trong một khắc, nếu không chuẩn bị tốt, không nắm bắt kịp thời chúng ta sẽ tuột mất cơ hội…”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng chia sẻ: Thị trường là vấn đề sống còn với ngành dệt may, những năm tới, ngành còn phải phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Do vậy, Bộ Công Thương rất khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu… nhằm đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ từ các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường./.

                                                                                                         Theo ven.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)