Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG – một trong những doanh nghiệp dệt may lớn đang niêm yết trên sàn chứng khoán.
Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây của TNG, ông Nguyễn Văn Thời đã chia sẻ những thông tin doanh nghiệp và kế hoạch chuẩn bị của TNG trước bối cảnh đón đầu hiệp định TPP.
Để có thể xuất khẩu bằng thương hiệu riêng của doanh nghiệp còn cần một thời gian rất dài. Chủ tịch TNG cho biết để làm được điều này, điều trước nhất là doanh nghiệp cần xây dựng và củng cố thương hiệu của mình tại thị trường nội địa. Sau khi phủ sóng thương hiệu doanh nghiệp để mỗi người dân Việt Nam đều biết thì mới có thể đánh chiếm thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, ông Thời cũng cho biết Chiến lược của ngành dệt may Việt Nam cũng đang thực hiện rất khó khăn. Việc gia nhập TPP sẽ mang lại cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt ở các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản. Mức thuế suất hiện nay tại thị trường Mỹ đang ở mức 17,5-18%. Sau khi gia nhập TPP, mức thuế suất này sẽ trở về 0%.
Mới đây, trong báo cáo triển vọng kết nối giao thương Việt Nam vừa công bố của HSBC, ngành dệt may được tin tưởng sẽ là một trong hai ngành có vai trò quan trọng trong việc đưa kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam lên hơn mức 11% cho giai đoạn 2014 - 2020.
Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho thấy Việt Nam đang chuyển dịch lên dây chuyền sản xuất quần áo giá trị cao hơn để xuất khẩu
Theo bizlive.vn |