Doanh nghiệp dệt may: Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa


Từ đầu năm đến nay, dệt may Việt Nam không chỉ nằm trong nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất mà việc nâng tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp (DN) cũng đang được cải thiện rõ rệt.

Anysew.vn_Doanh nghiệp dệt may: Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành may đã được nâng lên đáng kể trong năm 2014

 Theo ông Hoàng Vệ Dũng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - hiện tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu nội địa của ngành may đã chiếm gần 50%. Trong đó, ngành đáp ứng được 2% nhu cầu bông, 1/8 nhu cầu vải và sản xuất được 140.000 tấn sợi mỗi năm. Cụ thể, với sản phẩm vải veston, đã có 7 nhà máy sản xuất; vải kaki, vải jeans cao cấp có 6 nhà máy; các nguyên phụ liệu khác như dây kéo và các sản phẩm phụ liệu hỗ trợ đều được sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, nguồn nguyên phụ liệu vẫn tập trung vào phân khúc trung bình và một số lĩnh vực sản xuất đồ bảo hộ lao động. Việc sản xuất các sản phẩm cao cấp phần lớn vẫn phải nhập nguyên liệu.

Thời gian qua, Vinatex đã kêu gọi các DN tập trung đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, vải, sợi để hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Trong đó đã có 3 dự án sợi được đưa vào hoạt động, gồm: Dự án Nhà máy Sợi Vinatex – Hồng Lĩnh, có quy mô 30.000 sợi cọc; dự án Sợi Phú Bài 2, có quy mô 15.000 sợi cọc và dự án Nhà máy Sợi Đồng Văn. Tổng sản lượng sợi tăng thêm của 3 nhà máy này là 1.270 tấn sợi Ne30. Sự gắn kết giữa các DN may và DN sản xuất nguyên phụ liệu tham gia quyết định sản phẩm, chủng loại sản phẩm để tạo ra chuỗi cung ứng trong nước một cách chủ động. Dự kiến năm nay, doanh thu may mặc nội địa tăng 10-15%, trong đó, Vinatex đóng góp khoảng 22.000 tỷ đồng, chiếm 30% toàn ngành. Ông Vũ Văn Đợi - Giám đốc Công ty CP đầu tư phát triển thương mại Nam Thái (nhãn hiệu Fashi) - cho biết, hàng của công ty hoàn toàn tiêu thụ tại nội địa với thị phần khá ổn định. Hiện sản phẩm của Nam Thái sản xuất “thuần Việt” 100% nhưng có giá rất cạnh tranh vì nguyên phụ liệu đều có nguồn gốc từ Việt Nam.

Bà Phạm Thị Ngọc Diễm - Giám đốc kinh doanh Công ty thời trang Mai Khanh - chia sẻ, tâm lý người tiêu dùng luôn muốn mua được sản phẩm đẹp, rẻ, bền. Phương châm của công ty là tập trung vào phân khúc trung cấp. So với năm trước, lượng hàng tiêu thụ năm nay khá ổn định. Hiện nay, nhiều mặt hàng may mặc do các DN sản xuất đã được cải thiện rất nhiều về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và được người tiêu dùng trong nước chấp nhận. Đây được xem là tín hiệu vui để ngành dệt may tiếp tục định hướng tăng doanh thu cho thị trường nội

                                                                                                 Theo baocongthuong.com.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)