Tập đoàn TAL vừa có buổi làm việc với tỉnh Hải Dương về kế hoạch xây nhà máy dệt may, vốn đầu tư giai đoạn đầu 200 triệu USD.
Dệt may giành vị trí số một về xuất khẩu
Tại buổi gặp với Bí thư tỉnh Hải Dương Bùi Thanh Quyến tuần qua, ông C.K. Sun, Tổng giám đốc tập đoàn TAL thông tin đã quyết định chọn khu công nghiệp Đại An là nơi xây dựng nhà máy dệt vải và may tiếp theo tại Việt Nam và mong muốn lãnh đảo tỉnh sớm tạo điều kiện chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy.
Dự án dự kiến được triển khai trên diện tích 40 hécta, vốn đầu tư giai đoạn một là 200 triệu USD và giai đoạn 2 tăng lên 400 triệu USD, tạo việc làm cho 3.500 lao động.
TAL có kế hoạch xây nhà máy 200 triệu USD tại Hải Dương.
Ủng hộ kế hoạch xây nhà máy dệt may của TAL, song lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu doanh nghiệp phải chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường. Tập đoàn sẽ phải hoàn thiện các báo cáo về quy mô đầu tư xây dựng nhà máy, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý nước thải, cơ chế hoạt động của nhà máy phát điện... để tỉnh xem xét và có chủ trương cụ thể.
TAL là một trong những tập đoàn dệt may hàng đầu Hong Kong (Trung Quốc) và đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 2004 với nhà máy dệt may 40 triệu USD tại khu công nghiệp Phúc Khánh (Thái Bình). Từ giữa năm 2013, tập đoàn đã có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch & Đầu tư để xin ý kiến lựa chọn địa điểm thích hợp cho kế hoạch mở rộng.
Trước TAL, sáng 6/10, một doanh nghiệp khác là Công ty Liên doanh Nam Phương Textile đã công bố triển khai dự án xây dựng nhà máy dệt rộng 12ha tại khu công nghiệp Việt Hương II, Thị xã Bến Cát (Bình Dương).
Đây là liên doanh giữa Haputex Develoment Limited (Hong Kong) và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt Hương, có tổng mức đầu tư 120 triệu USD chuyên sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt… Nhà máy được đầu tư mới 100% từ các thiết bị, công nghệ tiên tiến nhập khẩu châu Âu, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 2/2016, sử dụng 3.000 lao động. Mỗi năm nhà máy có thể cung cấp cho ngành may mặc 96 triệu mét vải dệt; 15.000 tấn sợi các loại và 10 triệu sản phẩm may mặc xuất khẩu đi thị trường Mỹ và các nước châu Âu.
Việc Việt Nam đang tích cực đàm phán tham gia TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) và ký kết FTA với EU là nguyên nhân chính khiến thời gian qua nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã ngỏ ý đầu tư mạnh vào lĩnh vực dệt may, như Texhong (Trung Quốc), Toray International và Mitsui (Nhật Bản), Lenzing (Áo)... 9 tháng đầu năm, cả nước cũng đã thu hút được hơn 11 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bằng 75% cùng
Theo kinhdoanh.vnexpress.net