Trung Quốc tạo sức ép: Việt Nam thay đổi thế nào?


Dù rằng ý thức thay đổi để giảm bớt lệ thuộc là có nhưng không dễ để Việt Nam thực hiện ngay mà cần phải có lộ trình.

PGS Nguyễn Huy Quý, Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã chia sẻ như vậy trước nhận định của GS Christopher Hughes, Trưởng ban Quan hệ quốc tế Trường Kinh tế và Khoa học chính trị London rằng: trên bình diện toàn cầu ngày càng có nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại trước sự trỗi dậy của TQ. 

Theo đó GS Christopher Hughes chỉ rõ chiến lược thường thấy của TQ là sử dụng kinh tế như một công cụ trong việc tác động đến các quốc gia khác. TQ sẽ tìm cách buộc các quốc gia khác phụ thuộc họ về kinh tế và từ đó sẽ phụ thuộc các vấn đề khác. Đặc biệt với các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với TQ, công cụ này sẽ được sử dụng triệt để. Đặc biệt đây sẽ là vấn đề cho Việt Nam khi giải quyết vấn đề chủ quyền với TQ.

Anysew.vn_Trung Quốc tạo sức ép: Việt Nam thay đổi thế nào?

Hiện nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam đa số nhập từ Trung Quốc

Đồng tình với nhận định này, PGS Quý cho rằng, trên thực tế Trung Quốc đang thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng rất linh hoạt.

"Việc Trung Quốc đang thực hiện chính sách ngoại giao đồng thời lấy hợp tác kinh tế thương mại ra làm công cụ, đầu tiên phải thấy có lợi cho kinh tế. Sau đó là những tính toán, thủ đoạn chính trị và có thể cả sức mạnh quân sự để thực hiện ý đồ riêng", PGS Quý nói.

Đưa thêm minh chứng để lý giải việc sử dụng kinh tế như một công cụ PGS Quý cho rằng, trong phạm vi Đông Nam Á, Trung Quốc còn dùng kinh tế thương mại để phân hóa các nước có liên quan đến vấn đề tranh chấp biển đảo.

"Ví dụ thời gian qua Trung Quốc tài trợ rất nhiều cho Campuchia, hứa hẹn tăng cường quan hệ với Indonesia, viện trợ cho Lào...", PGS Quý nhận định.

Thoát lệ thuộc, Việt Nam cần lộ trình

Trên thực tế từ sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, những người có trách nhiệm ở Việt Nam cũng đã nhìn ra hệ lụy của việc phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và đặt ra vấn đề phải tìm kiếm những thị trường mới.

Việc đánh giá đúng tình hình là cơ hội để kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi "quỹ đạo" lệ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời tăng cường ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc vào Việt Nam, tăng cường kiểm soát lao động bất hợp pháp và các dự án đầu tư kém hiệu quả của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam.

Tuy nhiên, số liệu thống kê vẫn chứng tỏ, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vẫn rất cao. Trong khi đó ở khía cạnh xuất khẩu, việc hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc khiến nhiều ngành quan trọng ở Việt Nam điêu đứng. Có thể thấy từ mặt hàng cao su là ví dụ điển hình.

Nhận định về điều này, PGS Quý cho rằng: Việt Nam muốn chuyển đổi nhưng không dễ.

Theo ông Quý, trước kia Việt Nam còn khiếm khuyết trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập để không lệ thuộc. Nhưng khi đã lệ thuộc rồi thì muốn chuyển sang thì phải có lộ trình.

"Đơn cử như ngành dệt may và da giày cần phải có nguyên, nhiên liệu để phát triển. Khi chúng ta chưa tự chủ được thì buộc phải nhập thôi. Chúng ta muôn thay đổi ngay không dễ vì thiếu nguyên liệu thì nhà máy đóng cửa", PGS Quý nói.

PGS Quý cũng thừa nhận, nếu để tình trạng lệ thuộc kinh tế kéo dài sẽ khiến Việt Nam khó khăn. Những hệ lụy cũng có.

"Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta cần đi sâu nghiên cứu và thể hiện thẳng thắn luận điểm của mình một cách khách quan, khoa học đối với những vấn đề chúng ta quan tâm đến Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung", PGS Quý đề nghị.

                                                                                                  Theo baodatviet.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)