Trong khi ngành dệt đang đợi câu trả lời của ngành may về việc tiêu thụ nguyên liệu đầu vào cho họ, bản thân ngành may cũng đang gặp một vấn đề lớn - những đòi hỏi cao từ các đối tác quốc tế. Ngành dệt trong nước "loay hoay" tìm đầu ra
Thực tế trên tạo nên một vòng tròn: Doanh nghiệp dệt không có đơn hàng, khó hồi vốn đề tái đầu tư, còn doanh nghiệp may không thể đặt hàng nếu như chất lượng nguyên phụ liệu không thể đáp ứng yêu cầu của đối tác. Câu chuyện này đang rất cần một giải pháp đồng bộ cho cả phía doanh nghiệp đầu vào lẫn doanh nghiệp đầu ra.
Các DN may cũng luôn cố gắng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu đầu vào. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Tổng Công ty May 10 này vừa nhận một đơn hàng từ Mỹ nhưng trong yêu cầu về nguyên liệu đầu vào, phía đối tác lại đặt hàng từ những nước nằm trong chuỗi cưng ứng toàn cầu của họ: cúc từ Đài Loan, vải từ Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ còn lại những sợi chỉ có thể được mua từ trong nước.
Ông Thân Đức Việt, Phó TGĐ Tổng Công ty May 10 cho biết: “Do chúng tôi làm hàng xuất khẩu là chính nên các khách hàng thường yêu cầu nguyên liệu theo họ chỉ định. Trong khi đó, các nguyên phụ liệu này ở Việt Nam chưa thể đáp ứng đủ”.
Cũng theo ông Việt, trong các đơn hàng, Tổng Công ty May 10 luôn cố gắng đàm phán để nâng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu đầu vào. Tuy nhiên, để tỷ lệ này cải thiện hơn thì chính bản thân các doanh nghiệp đang tham gia vào sản xuất nguyên phụ liệu phải đầu tư hơn nữa mới đáp ứng với yêu cầu khắt khe từ các đơn hàng quốc tế.
Theo vtv.vn |