Dệt may Việt đón “sóng” FTA

Anysew.vn_D?t may Vi?t dón “sóng” FTA


Một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang tích cực đàm phán với các đối tác có thể sẽ được kết thúc trong năm nay và năm 2015. Trong số này phải kể đến TPP, FTA Việt Nam- EU, Việt Nam- EFTA (Thụy Sĩ Lichtenstein, Na Uy, Iceland), Việt Nam- Liên minh hải quan Nga- Kazakhstan- Belarus, Việt Nam- Hàn Quốc và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN+6 (RCEP).

Tuy mỗi FTA đều có các đặc thù riêng, nhưng theo hầu hết các chuyên gia, dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có. Lý do là bên cạnh thị trường nội địa đang tăng trưởng nhanh, thị phần của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chính đều đang tăng trưởng mạnh bất chấp các khó khăn của kinh tế thế giới. Đa số các khách hàng lớn nhất của Việt Nam đều nằm trong các FTA nói trên. Do vậy, khi các FTA được ký kết, thuế suất giảm dần từ mức trung bình 10% về mức 0% sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các thị trường tiềm năng này.
Sự tăng trưởng với tốc độ cao của dệt may Việt Nam không chỉ đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo thêm nhiều việc làm. Ước tính cứ mỗi tỷ USD xuất khẩu dệt may sẽ tạo ra khoảng 150.000- 200.000 việc làm. Lợi thế giá nhân công rẻ với mức lương bình quân 150- 300 USD/tháng so với Trung Quốc là 500- 700 USD được trông đợi sẽ giúp dệt may Việt Nam tận dụng được xu hướng dịch chuyển đơn đặt hàng cũng như dịch vụ trợ giúp dệt- may để nâng cao giá trị hàng Việt.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhìn nhận, “sóng” tự do thương mại không chỉ mang lại các lợi ích. Điều dễ nhận thấy là trong khi các mức thuế được “cởi trói” thì cũng là lúc xuất hiện các rào cản thuế quan và phi thuế quan với mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Cơ hội từ TPP cũng không dễ “ngon ăn” khi mà ngành dệt may Việt Nam đang phải nỗ lực giải bài toán nguyên tắc “yarn forward” (nguyên tắc từ công đoạn tạo ra sợi trở đi) với đòi hỏi hàm lượng phải đạt 70% trong khi Việt Nam chỉ mới đạt khoảng 48%.

Bên cạnh đó, dệt may Việt Nam chưa phát triển được nguồn nguyên liệu bài bản, và hình thành được chuỗi cung ứng. Trong khi đó, hiện tượng “sóng chồng lên sóng” với việc vốn FDI đầu tư vào Việt Nam để hưởng các lợi thế từ các thỏa ước tự do thương mại mà Việt Nam đã và đang đàm phán có thể sẽ nhấn chìm không ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Theo các chuyên gia, do giá trị gia tăng từ hoạt động dệt may Việt Nam chưa cao, việc đầu tư chuỗi cung ứng, chuyển dịch sang phương thức sản xuất ODM (nhà sản xuất thiết kế gốc) thay cho phương thức CMT (gia công thuần túy) là xu hướng tất yếu để đón đầu các FTA.

                                                                                     Theo baocongthuong.com.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)