Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam: Có lợi hơn cho người lao động


CĐ Dệt May VN và Hiệp hội Dệt May VN vừa ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cấp ngành tại Hà Nội với nhiều điều khoản tốt hơn những lần trước và có lợi hơn cho NLĐ. Đây là nỗ lực của cả hai bên trong việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ và phấn đấu cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dệt May VN.

TƯTTLĐ ngành Dệt May VN đã được Hiệp hội Dệt May VN và CĐ Dệt May VN đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện từ ngày 26.4.2010. Cho đến trước lần ký kết này, TƯLĐTT ngành Dệt May VN đã qua 4 năm thực hiện với 2 lần ký mới khi TƯLĐTT ngành hết hạn, 1 lần ký Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thoả ước và 1 lần ký thoả thuận kéo dài thời hạn áp dụng.

Anysew.vn_Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam: Có lợi hơn cho người lao động

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch CĐ Dệt May VN cho biết: “Thời gian qua, các đơn vị có CĐCS thuộc CĐ Dệt May VN hầu như không có đình công, ngừng việc tập thể (năm 2013 chỉ có 1 đơn vị liên doanh với nước ngoài ở KCN Phố Nối, Hưng Yên). Trong khi các DN dệt may khác chiếm tỉ lệ đình công khá cao trong tổng số các cuộc đình công của cả nước (khoảng gần 40%). Kết quả này theo chúng tôi đến từ rất nhiều giải pháp của các đơn vị, ví dụ: Từ việc tạo ra sự đồng thuận cao giữa người sử dụng LĐ và CĐ đại diện cho NLĐ trong việc đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập cho NLĐ, tạo ra sự gắn bó lâu dài giữa NLĐ và DN là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển bền vững của DN”.

Ngoài những nội dung có lợi hơn cho NLĐ trong TƯLĐTT lần trước như: Các doanh nghiệp thực hiện mức tiền lương tối thiểu trả cho NLĐ phải cao hơn ít nhất 3% so với mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định; tiền lương của người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với tiền lương của người làm việc trong điều kiện lao động bình thường cùng nhóm; xét nâng lương cho NLĐ được tiến hành hàng năm theo quy chế của doanh nghiệp và hệ thống thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp đã gửi với cơ quan nhà nước về lao động cấp huyện, nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động; chế độ ăn giữa ca, tổng giá trị thành tiền chi phí cho một suất ăn giữa ca thấp nhất bằng 0.5% mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định; tiền lương tháng 13 được tính bằng mức bình quân tiền lương cơ bản cộng với các khoản phụ của NLĐ trong năm…

Nội dung TƯLĐTT ngành ký kết lần này có thêm một số điểm mới, như: Tất cả các đơn vị phải tự xây dựng và ban hành thang, bảng lương theo quy định của Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14.5.2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật LĐ năm 2012 về tiền lương và các thông tư hướng dẫn thực hiện. Trước đây trên 80% số đơn vị tham gia TƯTT ngành vẫn áp dụng hệ thống thang, bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP, số còn lại đã tự xây dựng và ban hành thang, bảng lương.

Mức ăn giữa ca đã tăng thêm 3.000đồng/suất cho từng vùng, ví dụ đối với vùng 1 là từ 10.000 đồng lên 13.000 đồng. CN sản xuất đi làm đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn trong điều kiện LĐ bình thường và đảm bảo định mức LĐ, chất lượng thì người sử dụng LĐ phải đảm bảo mức thu nhập bình quân tối thiểu là 3,15 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 1, vùng 2 (2,85 triệu đồng), vùng 3 (2,6 triệu đồng) và vùng 4 (2,4 triệu đồng). Mức thu nhập này gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng; không kể ăn ca và các khoản nộp bảo hiểm. So với các lần ký trước đây, mức thu nhập tối thiểu của CN sản xuất đã tăng 4 lần. Thời gian áp dụng lần này tới năm 2017, thay vì thời hạn 2 năm như trước.

Để có được TƯLĐTT ngày càng có lợi hơn cho NLĐ, quá trình đàm phán để đi đến ký kết lần này còn gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ, đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn của Bộ LĐTBXH trong việc thực hiện Nghị định 49/2013/NĐ-CP về tiền lương khiến nhiều DN lúng túng, chờ đợi và chưa sẵn sàng tham gia TƯLĐTT ngành.

Quy định của Bộ luật LĐ năm 2012 về mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ và gia đình họ, dẫn đến thách thức không nhỏ trong đàm phán về mức thu nhập tối thiểu ghi trong thỏa ước do nhiều DN hiện đang gặp khó khăn trong SXKD.

Tuy nhiên, khó mấy nhưng có thiện chí thì các bên vẫn có được bản TƯLĐTT có lợi cho cả các bên: NLĐ, DN và Nhà nước.

                                                                                        Theo vietnamtextile.org.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)