Đón đầu TPP, doanh nghiệp dệt may quốc tế ồ ạt đến Việt Nam


Nước này đang nổi lên như một trung tâm quan trọng của các thương hiệu Mỹ và châu Âu”, giám đốc khu vực của Jeanologia, ông Borja Trenor Casanova nhận định về Việt Nam.

 Trong bối cảnh Trung Quốc thiếu hụt nguồn lao động giá rẻ và chi phí sản xuất tăng cao, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang nung nấu ý tưởng rút lui khỏi nền kinh tế lớn nhất châu Á và tìm kiếm những môi trường kinh doanh mới ít tốn kém hơn. Đông Nam Á là một trong những khu vực tiềm năng được các nhà đầu tư nhắm tới.

Tuy nhiên, khu vực hơn 600 triệu dân này đang gặp phải không ít vấn đề, chẳng hạn như, Campuchia thường xuyên phải đối mặt với các cuộc đình công, Thái Lan chìm trong khủng hoảng và thách thức cơ sở yếu kém ở Myanmar. Trước tình hình đó, Việt Nam trở thành một điểm đến thu hút giới đầu tư với những lợi thế hấp dẫn như vị trí địa lý thuận lợi (giáp với Trung Quốc), chính trị ổn định và nguồn lao động dồi dào và giá rẻ.

Anysew.vn_Đón đầu TPP, doanh nghiệp dệt may quốc tế ồ ạt đến Việt Nam

Công nhân làm việc tại một nhà máy may ở Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: AP).

Thật vậy, hàng trăm công ty nước ngoài mới đây đã tới thành phố Hồ Chí Minh tham dự hội chợ hàng dệt may Saigon Tex, đồng thời khảo sát thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Tiêu biểu là Jeanologia công ty của Tây Ban Nha chuyên về công nghệ hoàn thiện hàng may mặc, mong muốn hợp tác cùng các đối tác Việt Nam biến đất nước thành trung tâm toàn cầu về sản xuất quần jeans.

“Nước này đang nổi lên như một trung tâm quan trọng của các thương hiệu Mỹ và châu Âu”, giám đốc khu vực của Jeanologia Borja Trenor Casanova nhận định về Việt Nam.

Thêm vào đó, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng hỗ trợ Việt Nam rất nhiều. Là một trong 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ quy định cắt giảm thuế quan đối với hàng dệt may, một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của đất nước.

Nhằm tận dụng tối đa lợi thế giảm thuế theo hiệp định này, nhiều công ty nước ngoài đang chuyển nhà máy sang Việt Nam. Tổng giám đốc công ty Thạch Anh Vàng, bà Nguyễn Thị Cẩm Tú đại diện cho các nhà sản xuất từ Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và nhiều quốc giá khác cho biết, TPP đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng doanh thu hơn 50%/năm của công ty trong năm 2013. Theo bà Tú, ngày càng nhiều công ty nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, hàng dệt may xuất khẩu quý I/2014 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù sản lượng và doanh thu tăng đều đặn nhưng các quan chức và công ty Việt Nam lại nhận ra một nhược điểm lớn trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay đó là, nước ta vẫn phải thu mua nguyên liệu thô từ các nước khác. Phát biểu tại hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Việt Nam phải đặt ra mục tiêu tăng cường sản xuất vải dựa trên nguồn nguyên liệu của chính mình.

 “Mục tiêu này phản ánh một nhu cầu cấp thiết trong việc đổi mới công nghệ, cải thiện khâu kiểm soát chất lượng, quản lý lao động và môi trường, cũng như cải thiện chuỗi cung cấp hàng dệt may và may mặc sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế”, bà Kim Thoa nói.

Nếu không tập trung hoàn thiện chuỗi cung ứng dệt may trong nước, Việt Nam sẽ không thể khai thác hết tiềm năng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Thỏa thuận này có thể bao gồm nguyên tắc xuất xứ “Từ sợi trở đi” (Yarn-Forward), đòi hỏi Việt Nam phải sản xuất quần áo bằng nguyên liệu từ các nước thành viên TPP để đổi lại được nhận ưu đãi miễn thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang tìm kiếm những hướng đi mới để cải thiện ngành dệt may. Ông Casanova cho biết, công nghệ laser của công ty Jeanologia có thể giúp Việt Nam sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, Việt Nam thuộc vào diện quốc gia có thu nhập trung bình và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lao động giá rẻ.

Để tránh khỏi cái bẫy thu nhập thấp, Việt Nam phải tìm cách nâng cao giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Theo ông Casanova, Việt Nam đang mong muốn cải thiện ngành dệt may bằng công nghệ cao và thúc đẩy môi trường kinh doanh phát triển bền vững.

“Việt Nam đang quan tâm đến một sự thay đổi trong ngành dệt may”, ông Casanova nhận định. 

                                                                                   Theo seatimes.com.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)