Doanh nghiệp dệt may trong nước lo mất thị trường


 Mặc dù được đánh giá là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng các doanh nghiệp ngành dệt may trong nước đang lo lắng nguy cơ bị mất thị trường về tay các doanh nghiệp FDI bởi không chủ động được nguồn nguyên liệu.

 Ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sản xuất Thương mại may Sài Gòn cho rằng: Nếu Việt Nam gia nhập TPP, ngành được hưởng lợi nhiều nhất chính là ngành dệt may vì thuế xuất khẩu có thể được cắt giảm xuống chỉ còn 0%.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng nhấn mạnh: Để hưởng thuế suất ưu đãi này thì ngành dệt may phải đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định. Đồng nghĩa, mọi công đoạn như: kéo sợi, dệt, nhuộm, may… phải được làm tại Việt Nam. Còn nếu sản phẩm dệt may xuất khẩu mà phải nhập nguyên liệu của các nước để sản xuất thì không được hưởng thuế suất ưu đãi. Nguy cơ doanh nghiệp ngành dệt may trong nước sẽ "chết" và doanh nghiệp FDI có thêm lợi thế để vươn lên chiếm lĩnh thị trường là một vấn đề cần tính đến.

Thực tế cho thấy, mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng mấy chục năm qua ngành dệt may nước ta chỉ giữ vai trò gia công cho các nước, giá trị gia tăng không cao vì không giải quyết được nút thắt về nguyên phụ liệu. Hiện nay, số bông mà Việt Nam tự chủ trong sản chỉ đáp ứng được 1% còn lại 99% là nhập nguyên liệu của các nước. Nguyên liệu sản xuất trong nước cho ngành dệt may đang phụ thuộc vào nhập khẩu.

Anysew.vn_Doanh nghiệp dệt may trong nước lo mất thị trường

 Tỷ lệ nội địa hóa thấp khiến doanh nghiệp dệt may lo lắng không đủ sức cạnh tranh khi tham gia TPP

Để khắc phục nhược điểm trên, những năm gần đây chúng ta đã huy động trồng bông vải ở một số tỉnh nhưng giống và thổ nhưỡng nhiều nơi không hợp, không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Nhà nước cũng kêu gọi tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành dệt may nhưng đa số chỉ có khối doanh nghiệp FDI làm được việc này vì họ có tiềm lực mạnh. Cụ thể như: Công ty Bonchen họ có nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu để chế tạo thành phẩm. Trường hợp dư nguyên liệu thì họ xuất qua Đài Loan chứ không bán lại cho các doanh nghiệp trong nước.

Theo các chuyên gia kinh tế, dường như càng hội nhập kinh tế các doanh nghiệp trong nước càng bộc lộ sự lúng túng khi thiếu sự chuẩn bị cho cuộc chơi sẽ diễn ra ngay trên sân nhà. Trong khi đó các doanh nghiệp FDI nhận thấy rõ những điểm yếu của doanh nghiệp trong nước trong hội nhập và nhân cơ hội này lên kế hoạch nhảy vào hưởng lợi.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hơn 350 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đổ vào ngành dệt may và sợi. Mới đây nhất, công ty KyungBang (Hàn Quốc) vừa đưa vào hoạt động nhà máy sợi tại Bình Dương trị giá 40 triệu USD, công suất 6.600 tấn sợi/năm. Và khoảng giữa tháng 6/2013, TAL, một tập đoàn hàng đầu ở Hồng Kông trong lĩnh vực dệt may đã đến Việt Nam, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bày tỏ mong muốn được mở một tổ hợp sản xuất mới, bao gồm các nhà máy se sợi, nhuộm và dệt may để bắt đầu cho kế hoạch đầu tư mới. Đây được xem là những động thái đón đầu cơ hội mà TPP mang lại.

Tình hình trên khiến các doanh nghiệp dệt may trong nước lo lắng bị thất thế trong cuộc chơi đầy tính cạnh tranh. Nếu không khắc phục được những điểm yếu của mình thì rõ ràng cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng sẽ không còn, thậm chí trở thành thách thức lớn bởi không cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu và được hưởng thuế suất ưu đãi.

                                                                                                          Theo petrotimes.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)