Ngành dệt may phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm nay


Thời gian tới khi cạnh tranh trên thị trường thế giới đối với hàng dệt may căng thẳng hơn và xu hướng cắt giảm chi tiêu của các thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới sẽ tác động đáng kể tới ngành dệt may.

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau 5 năm hội nhập, ngành dệt may Việt Nam, cùng với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác trong cả nước cũng có sự chuyển biến linh hoạt thích ứng với điều kiện mới.
Ngành dệt may hiện là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm qua. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có thế mạnh. 
Xét về mặt tăng trưởng xuất khẩu, sau 5 năm, Việt Nam đã vươn lên đứng trong nhóm 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 15,8 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng ấn tượng 25% so với năm 2010. 
Riêng với thị trường Mỹ, Việt Nam đướng thứ 2 trong các nước xuất khẩu dệt may vào thị trường khổng lồ này (khoảng 6,87 tỷ USD trong năm 2011, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm 2010). Tại thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới là EU, ngành dệt may cũng đạt kim ngạch xuất 2,5 tỷ USD trong năm 2011, tăng 33% so với cùng kỳ. Con số này là 1,86 tỷ USD, tăng trưởng 45% tương ứng đối với thị trường Nhật Bản.
Xét về mặt thị phần, đến nay, hàng dệt may xuất khẩu đã có mặt tại khoảng 180 thị trường trên thế giới. Các thị trường trọng điểm có thể kể tới là Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc và Austrailia.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, môi trường kinh doanh được cải thiện, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, dịch vụ đã được tốt hơn và các tranh chấp thương mại cũng được giải quyết công bằng hơn.
Nhưng đổi lại, Việt Nam phải cam kết mở rộng thị trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác (riêng thuế nhập khẩu hàng dệt may đã giảm khoảng 2/3, cụ thể hàng may mặc từ 50% xuống 20%, vải từ 40% xuống còn 12%, sợi xuống còn 5%).
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, 2012 và những năm tiếp theo sẽ là giai đoạn cực kỳ khó khăn. Tại các thị trường nhập khẩu dệt may lớn trên thế giới, xu hướng cắt giảm chi tiêu trong đó có dệt may sẽ là điều tất yếu. Dự báo này hoàn toàn có cơ sở khi mà những tháng cuối năm 2011, xuất khẩu dệt may của Việt Nam suy giảm về cả kim ngạch và đơn hàng (tháng 12 tăng trưởng chỉ đạt 5,49% so với cùng kỳ.
Nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) thông báo tại thời điểm quý 1 đầu năm họ vẫn đang phải loay hoay tìm kiếm đơn hàng cho kế hoạch sản xuất quý 3, quý 4 trong khi bằng giờ này năm ngoái, các đơn hàng gần như đã kín cho kế hoạch cả năm.
Dự báo trong thời gian tới, cạnh tranh trên thị trường thế giới đối với hàng dệt may sẽ căng thẳng hơn. Nhiều nước trên thế giới đang tập trung nâng cao đẳng cấp, chất lượng sản phẩm dệt may để cạnh tranh. Trong khi đó, khủng hoảng toàn cầu cũng đang làm giảm đáng kể nhu cầu đối với hàng dệt may.
Yếu tố này cùng với việc Trung Quốc được Mỹ và EU bãi bỏ chế độ hạn ngạch, hàng dệt may của Việt Nam sẽ đứng trước nhiều sức ép cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may từ Trung Quốc và các nước châu Á khác như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka.

                                                                                                                           Theo kinhte24h.com

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)