Năm 2010: Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD




Quý I/2010, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đã ký được hợp đồng xuất khẩu hết quý III/2010, một số doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2010.

Đây là tín hiệu khả quan cho ngành Dệt may Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm 10,5 tỷ USD.

Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay, thị trường chủ lực xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam như Mỹ, EU đang hồi phục về kinh tế, nên xuất khẩu trong quý I vào các thị trường này tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2009, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tăng trưởng âm- khoảng 4%, thì sang quý I/2010, xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ ước tăng khoảng 15%; thị trường châu Âu trong năm 2009 xuất khẩu tăng trưởng âm 5%, quý I/2010 tăng khoảng 6%. Tính chung, quý I/2010, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2009; dự kiến đạt khoảng 2,2 tỷ USD.

Về việc ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện như thế nào, ông Lê Quốc Ân cho biết, các hợp đồng xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối tốt. Có rất nhiều đơn hàng và hầu hết doanh nghiệp đều có đơn hàng. Một số doanh nghiệp có đơn hàng đến quý III, một số có đơn hàng đến hết cả năm.

Đặc biệt, ngành Dệt may Việt Nam năm nay chắc chắn sẽ không xảy ra tình trạng công nhân không có việc làm, kể cả từ các thành phố lớn đến các tỉnh. Về mặt số lượng, mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may năm 2010 là 10,5 tỷ USD có thể đạt được.

Trước vấn đề doanh số và đơn hàng đều tăng, nhưng  hầu hết nguyên liệu đầu vào của dệt may cũng tăng, thay mặt Hiệp hội Dệt may, ông Ân nhận định, một trong những điều các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lo lắng là giá nguyên, nhiên, phụ liệu đầu vào đang tăng. Giá bông nguyên liệu tăng cao nhất so với những năm gần đây; giá bình quân là 1,9 USD/kg, trong khi đó, giá bông thông thường khoảng 1,5 – 1,5 USD/kg. Nhiên liệu đầu vào như xăng dầu, điện… cũng tăng, dẫn đến các dịch vụ khác cũng đều tăng.

Giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến thu nhập, hiệu quả kinh doanh sản xuất và lợi nhuận sẽ giảm. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may Việt Nam phải tính toán. Thứ nhất, phải cải thiện năng suất lao động. Thứ hai là phải tiết kiệm nguyên, nhiên phụ liệu, như: năng lượng, vật tư phải tính toán một cách triệt để.

(Theo Nguồn CôngThương)

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)