Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), một số doanh nghiệp cho biết sẽ tăng giá FOB (giao tại mạn tàu) đối với các đơn hàng gia công mới kể từ quý 2 sau khi nhiều chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên, để nâng mặt bằng giá xuất khẩu thì cần sự thống nhất giữa các doanh nghiệp.
Theo ông
Hồng, doanh nghiệp cho biết sẽ tăng giá FOB vì hàng loạt chi phí đầu vào
tăng sau đợt điều chỉnh giá xăng, điện, nước, phí vận chuyển... cách
đây vài tuần cộng với vấn đề thiếu hụt nhân công sau Tết mà rất nhiều
doanh nghiệp đang đối mặt, tỷ lệ thiếu hụt có nơi lên đến 30%. Trong khi
những doanh nghiệp duy trì được lượng nhân công đủ cho sản xuất thì
phải tính đến chuyện nâng lương để giữ chân người lao động.
Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Công ty dệt may Minh Châu, huyện
Hóc Môn, TPHCM chuyên gia công quần áo xuất khẩu đi Mỹ và các nước Trung
Đông, cho biết hiện nay chỉ có 5 chuyền may của công ty hoạt động do
nhân công quay trở lại làm việc sau Tết còn chưa đến 70% so với yêu cầu.
Bà Thủy cho biết, hiện nay công ty vẫn đang may và giao các đơn hàng từ
trước Tết, nhưng sau đợt này công ty sẽ nâng giá gia công khoảng 10%
cho các đơn hàng của quý 2.
Nguyên nhân là chi phí điện, nước, nhân công, vận chuyển, chiếm
khoảng 70-80% giá gia công một sản phẩm đều đã tăng đáng kể từ đầu tháng
3.
Với những vấn đề như trên, theo ông Hồng, rất nhiều khả năng các
doanh nghiệp sẽ nâng giá FOB lên kể từ đầu quý 2, đặc biệt, trong tình
hình đơn hàng dệt may về nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, ban lãnh đạo
Vitas cũng lưu ý để việc nâng giá xuất khẩu hàng dệt may được thực hiện
tốt thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên kết thông tin, thống nhất về
giá chào cho khách hàng quốc tế. Vì thực tế các doanh nghiệp chủ yếu chỉ
may gia công xuất khẩu một số mặt hàng như áo thun, quần, áo jacket,
sơ-mi..., nên họ dễ cạnh tranh với nhau và bị khách hàng làm giá.
Theo thống kê của Vitas, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2009
đạt 9.065 tỉ đồng, giảm 0,6% so với năm 2008. Theo đó, thị trường Mỹ và
EU chiếm 50% tổng kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu giảm,
trong đó bông giảm 18%, vải giảm 5,2%. Tỷ lệ giá trị gia tăng ngành tăng
tăng 4,6% lên 46,42% từ 2008 đến 2009. |
|