Đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng tạo đột phá cho dệt may

Ð?u tu hon 1.100 t? d?ng t?o d?t phá cho d?t may


Ngày 18/1, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2010, ngành dệt may sẽ đầu tư trên 1.100 tỷ đồng nhằm tạo đột phá về năng suất, công nghệ, phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp trên 12%; kim ngạch xuất khẩu tăng 12% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt hơn 12,9%.
Ngành sẽ tập trung liên kết các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu, cân đối lại nguồn ngoại tệ phục vụ kinh doanh.

Mặt khác, Tập đoàn sẽ đánh giá tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, có quyết sách với các khâu kém hiệu quả; xem xét chất lượng danh mục đầu tư để có điều chỉnh phù hợp với chiến lược phát triển chung; cân đối các nguồn vốn, các dự án cho các khu công nghiệp, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm.

Đặc biệt, Tập đoàn sẽ tiếp tục xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu Vinatex, triển khai chương trình xúc tiến thương mại đầu tư năm 2010 đã đăng ký với Bộ Công Thương với tổng chi phí 15 tỷ đồng.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2010 của Vinatex, nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích xuất khẩu ngoài việc đẩy mạnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cũng cần có chính sách tỷ giá hợp lý, đảm bảo ngoại tệ cho các đơn vị nhập khẩu nguyên phụ liệu, ưu tiên vốn vay cho các dự án đầu tư phục vụ xuất khẩu; đồng thời tiếp tục đơn giản thủ tục hành chính theo tinh thần Đề án 30 của Chính phủ.

Cùng với đó, các tỉnh cần thực hiện các cam kết trong việc dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm, khu vực trồng bông, nguyên liệu phụ kiện theo quy hoạch; không sử dụng rào cản kỹ thuật không hợp lý với công nghiệp dệt may, nhất là tiêu chuẩn nước thải; thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

Theo ông Vũ Đức Giang, Tổng Giám đốc Vinatex, để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, Bộ Công Thương, Vinatex và các công ty bông đã hoàn thiện việc xây dựng cụ thể chương trình phát triển bông.
Tuy nhiên, Vinatex kiến nghị, cần lập quỹ bình ổn giá thu mua bông hạt trong nước để ổn định giá mua cho nông dân và ngành bông Việt Nam phát triển ổn định./.

(Theo Cafef )

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)